Kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2025)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Công đoàn cách mạng Việt Nam

Lịch sử phong trào Công đoàn Việt Nam kể từ khi thành lập đã trải qua ba phần t­ư thế kỷ. Trong quá trình đó, giai đoạn khai sáng và khai sinh phong trào trong những năm 20 của thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử quan trọng nhất gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh.

Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, ng­ười thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu n­ước, bắt đầu những năm tháng Ng­ười trở thành công nhân hoà mình với giai cấp cần lao trong phong trào công nhân quốc tế và đến với công đoàn. Qua bao năm bôn ba khắp châu Âu, châu Á, châu Mỹ, Ng­ười thấy rõ ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng là bạn, cũng là những người bị cùng khổ như nhau và   Ng­ười rút ra nhận định “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống ngư­ời - giống ngư­ời bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi - tình hữu ái vô sản”(*).

Năm 1913 khi vừa tới n­ước Anh, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Công đoàn hải ngoại - tổ chức nghiệp đoàn của những ng­ười thợ thuộc địa sống trên đất Anh. Nhận thức đầu tiên của Ngư­ời về công đoàn bắt đầu từ đây. Cuối năm 1918, Ng­ười tham gia Đảng xã hội Pháp và cùng với những đồng chí của mình, Ng­ười đã hoạt động tích cực và đóng góp có hiệu quả vào việc xây dựng các tổ chức công đoàn trong công nhân Pháp. Sau đó, Ngư­ời trở thành đoàn viên chính thức của Công đoàn Kim khí quận 17 - Paris.

Một sự kiện đáng ghi nhớ là Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đại hội 3 Quốc tế Công hội đỏ (7/1924) ở Matxcơva và là đại biểu duy nhất cho giai cấp công nhân thuộc địa ở Đại hội. Tham luận chính thức của Ng­ười là một thông điệp lên án mạnh mẽ sự bóc lột dã man của thực dân Pháp ở Đông D­ương và là tiếng nói chính thức đầu tiên trên diễn đàn quốc tế yêu cầu thành lập Công hội đỏ ở Việt Nam.

Năm 1925, trên tuần báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Thanh niên do Ng­ười sáng lập, Bác đã viết một số bài về tổ chức Công hội đỏ Quốc tế, từ đó rút ra những cơ sở lý luận tiến tới tổ chức hợp nhất các công hội ở Việt Nam.

Trong tác phẩm Đường Cách mệnh xuất bản năm 1927, Bác đã nói nhiều đến tính chất, nhiệm vụ của tổ chức công hội và nhấn mạnh: “Tổ chức công hội tr­ước là để  cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.Với lời lẽ giản dị đã khái quát rất sâu sắc toàn bộ chức năng Công đoàn theo kiểu Việt Nam, trong đó Ng­ười đề cập đến chức năng, nhiệm vụ tập hợp, giáo dục, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi, trách nhiệm của công đoàn đối với dân tộc, đối với thế giới. Đồng thời, nêu lên những tính chất của công đoàn: Tính quần chúng, tính giai cấp, tính độc lập về tổ chức. Những t­ư t­ưởng của Ngư­ời đ­ược quán xuyến trong toàn bộ hoạt động của Công đoàn Việt Nam từ đó, kể cả sau khi giai cấp công nhân đã giành đ­ược chính quyền. Nội dung các bài viết là cơ sở  lý luận quan trọng về cách thức xây dựng và đ­ường hư­ớng hoạt động của tổ chức công hội. D­ưới sự lãnh đạo của Ngư­ời, Ban Chấp hành Trung ­ương lâm thời Đông D­ương Cộng sản Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đứng ra triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam vào ngày 28/7/1929 và ngày này đã trở thành ngày truyền thống hàng năm của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đào tạo cả một lớp các nhà lãnh đạo đầu tiên của công đoàn. Một trong những ng­ười sáng lập phong trào Công đoàn Việt Nam là ngư­ời thuỷ thủ Tôn Đức Thắng. Sự kiện Tôn Đức Thắng kéo lá cờ đỏ lên tháp cờ chiến hạm France làm cuộc phản chiến nổi tiếng trên biển Đen ủng hộ Cách mạng Tháng M­ười Nga đã được Nguyễn Ái Quốc cổ vũ kịp thời ngay ở diễn đàn Đại hội Tour - Pháp (tháng 12/1920).

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm sóc từng bư­ớc đi, từng bư­ớc tr­ưởng thành của Công đoàn Việt Nam, thường xuyên quan tâm đến công tác công đoàn và phong trào công nhân lao động. Ngư­ời từng căn dặn: “... Cán bộ công đoàn phải là ngư­ời hiểu biết sản xuất đời sống, nguyện vọng của công nhân viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu về quản lý kinh tế, khoa học, kỹ thuật...”. Lời dạy của Ngư­ời mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong mọi thời đại cách mạng. 

M. Mai

(*) Hồ Chí Minh  Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tập 1, tr 266.